Tổng quan về phân Kali
Kali là muối kali dưới dạng KNO3 hoặc KCl, là loại phân bón đa lượng rất cần thiết trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa của cây trồng.
Việt Nam không có mỏ quặng sản xuất Kaki nên tất cả phân Kali trên thị trường đều nhập khẩu.
Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông là những khu vực sản xuất chủ yếu Kali trên thế giới với 15 nước sản xuất.
Những quặng lớn nhất thế giới tập trung tại các quốc gia: Canada, Mỹ, Đức, Anh, Thái Lan, Belarus…
Kali Canada là quốc gia chiếm ⅓ sản lượng sản xuất Kali trên thế giới
Quặng Sylvit, Sylvinit,Kainit, Carnalit, Hanksit…là những quặng được dùng để điều chế, sản xuất ra KCl
Tác dụng của Kali đối với các loại cây trồng
Cây rau màu
- Tăng chất lượng rau quả
Cây ăn trái
- Tăng quá trình phân hóa chồi non
- Giảm tỷ lệ rụng trái
- Tăng khả năng đậu trái
- Nâng cao chất lượng nông sản như làm màu sắc trái đẹp hơn, vị ngọt hơn, thơm hơn qua quá trình tích luỹ vitamin, đường.
- Tăng khả năng bảo quản nông sản lâu ngày sau khi hái.
Cây công nghiệp ngắn ngày
- Tăng năng suất
- Tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Các loại phân bón Kali trên thị trường
1. Phân Kali Clorua (KCl) – phân MOP
Với giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, Kali Clorua (KCl) là loại phân bón Kali phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Kali Clorua có hàm lượng Kali nguyên chất từ 50-60%
Kali Clorua dùng trong giai đoạn bón thúc hoặc bón lót
Đặc điểm phân Kali Clorua:
- Dạng bột màu xám đục, xám trắng hoặc màu hồng, kết tinh hạt nhỏ, có độ rời tốt
- Là dạng phân chua sinh lý
- Gặp ẩm dễ bị kết dính
- Phù hợp với các loại cây lấy tinh bột (lúa mì, bắp), cây lấy dầu (co), dừa
Nhược điểm:
- Dư thừa clo khiến đất nhanh bạc màu.
- Gây độc cho hệ vi sinh của đất
2. Phân Kali Sunphat (K2SO4) – phân SOP
Kali Sunphat là loại phân Kali có giá thành cao hơn Kali Clorua, không gây ngộ độc đất như Kali Clorua.
Phân Kali Sulphate thường được bón cho cây trồng vào giai đoạn trước khi thu hoạch
Hàm lượng Kali trong phân Kali Sulphate chiếm từ 45-50%. Ngoài ra, trong phân này chứa khoảng 18% lưu huỳnh.
Đặc điểm phân Kali sunphat
- Dạng tinh thể nhỏ, màu trắng, mịn
- Ít hút ẩm
- Dễ tan trong nước
- Dạng phân chua sinh lý. Nếu sử dụng trong thời gian dài tại một khu vực đất sẽ làm tăng độ chua của đất ở nơi đó.
- Thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Mang lại hiệu quả cao khi sử dụng trên các loại rau cải, cây có dầu, cây thuốc lá, cà phê, chè.
3. Phân Kali Cacbonat (K2CO3) – Potassium Cacbonat
Phân Kali Cacbonat có chứa khoảng 50-56% hàm lượng K2O.
Đặc điểm phân Kali Cacbonat:
- Đây là loại phân có màu trắng, không chảy nước nên rất dễ bảo quản.
- Phân Kali Cacbonat có tính kiềm, phù hợp cho các loại cây trồng ở khu vực đất chua và không ưa Clo.
- Tăng lượng tinh bột cho cây lấy củ.
Ưu điểm:
- Phân có tính kiềm do đó giúp nâng pH đất canh tác nhất là vùng đất phèn, đất chua.
Nhược điểm:
- Giá thành cao, ít được sử dụng.
4. Phân Kali Magie Sunfat
Kali Magie Sunfat là loại phân đa lượng, cung cấp Kali hoà tan cao cùng nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng với tỷ lệ thành phần:
Thành phần | Tỷ lệ |
K2O | 20-30% |
MgO | 5-7% |
S | 16-22% |
Đặc điểm phân Kali Magie Sunfat:
- Dạng hạt, dạng tiêu chuẩn
- Không chứa Clo, muối
- Không làm thay đổi độ pH đất
- Sử dụng hiệu quả trên đất bạc màu và đất cát nghèo.
5. Phân Kali Nitrat – phân NOP
Kali Nitrat cũng là một trong những dòng phân Kali được người nông dân ưa chuộng sử dụng.
Phân Kali Nitrat chứa khoảng 44% hàm lượng K2O và 13% hàm lượng N.
Đặc điểm phân Kali Nitrat:
- Dạng viên hoặc dạng tinh thể.
- Dùng để bón gốc hoặc bón lá.
- Phù hợp với hình thức trồng cây thuỷ canh.
- Là nguyên liệu để sản xuất phân NPK dạng tinh thể hoặc dung dịch.
Ưu điểm:
- Vừa cung cấp đạm hấp thu nhanh (nitrate) vừa cung cấp kali.
- Không gây chua đất.