PHÂN BIỆT CÁC LOẠI PHÂN ĐẠM

Tổng quan về phân đạm

Phân Đạm là một trong ba loại phân giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, tăng năng suất cho cây trồng, đặc biệt là các cây lấy lá như rau và các cây lấy củ.

  • Phân đạm là phân bón vô cơ, cung cấp nitơ (N) cho cây trồng.
  • Phân đạm được dùng chủ yếu để bón thúc.
  • Phân đạm giúp cây phát triển bộ lá to, xanh và nhiều lá hơn, từ đó giúp cây cải thiện quang hợp.
  • Phân đạm còn giúp cây phát triển tăng nhiều nhánh, phân cành

Trên thị trường có rất nhiều loại phân đạm khác nhau, nhưng chúng có những điểm khác nhau như thế nào? Mời bà con cùng Tanixa phân biệt các loại phân đạm phổ biến nhất hiện nay trong bài viết sau.

Các loại phân đạm trên thị trường

 

1. Phân đạm Urê [CO(NH2)2]

Phân Urê là loại phân đạm phổ biến nhất và chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay.

Thành phần chính của phân Urê là nitơ, chiếm tỷ lệ từ 44 – 48%.

Urê là loại phân đạm có tỉ lệ N cao nhất hiện nay.

Trong phân Urê còn có chứa một thành phần phụ khác chính là Biuret. Đây là một loại chất độc gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, theo quy định chung về phân bón thì thành phần Biuret không được vượt quá 3%.

Phân Urê thích hợp cho mọi loại đất kể cả đất chua.

Không nên kết hợp cùng lúc bón đạm urê và vôi. Bà con nên bón vôi trước sau đó một thời gian thì bón đạm urê để tránh lãng phí.

Bón phân Urê vào lúc trời mát để phân bón phát huy tác dụng cao nhất.

Thừa thiếu đạm đều ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Nhà nông cân nhắc kết hợp đạm với các loại phân bón khác để cân bằng dinh dưỡng. Nhất là trong quá trình cây phát triển cho đến lúc thụ quả, nếu bón dư đạm, đối với cây lấy củ sẽ tập trung phát triển lá mà quên tạo củ, còn cây lúa thì quên tạo hạt.

Những điểm lưu ý khi dùng Urê với đất:

  • Làm chua đất
  • Tác dụng nhanh nhưng hiệu suất sử dụng thấp

Trên thị trường có 2 loại phân Urê:

– Phân bón Urê dạng tròn, hạt tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước. Tuy nhiên loại này có nhược điểm: Hút ẩm mạnh.

– Phân bón Urê dạng viên, hạt nhỏ mịn như trứng cá. Loại này được nông dân ưa chuộng hơn vì có thêm thành phần chống ẩm, dễ vận chuyển, bảo quản được lâu.

2. Phân Amoni

Trong các loại phân amoni, độ gây chua đất sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

Amoni nitrate < Amoni clorua < Amoni Sunfat

2.1. Phân Amoni sunfat [(NH4)2SO4]

Amoni sunfat là một loại phân vô cùng cần thiết cho các loại cây trồng như: lúa mì, ngô, gạo, bông, khoai tây và các loại cây ăn quả. Phân đạm này tham gia vào quá trình tổng hợp protein và chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân đạm Amoni sunfat còn giúp kiểm soát độ pH của đất và tham gia vào quá trình nitrat hóa.

Thành phần chính của phân Amoni sunfat là 21% nitơ và 24% lưu huỳnh vì thế rất thích hợp cho các loại cây trồng cần bổ sung lưu huỳnh như: đậu đen, đậu phộng,…

Amoni sunfat thích hợp cho các loại đất cây trồng trên đồi, các loại đất bạc màu (đất thiếu lưu huỳnh).

Kết hợp bón phân Amoni sunfat với việc cày xới đất, tránh để phân tồn tại trên bề mặt đất quá lâu sẽ bị thất thoát.

Amoni sunfat là một khối tinh thể trắng, dễ hòa tan trong nước nhưng tồn tại trong đất, bám đất xung quanh rễ và khó bị rửa trôi, giúp cây trồng hấp thu được trọn vẹn dưỡng chất.

Nhược điểm:

  • Amoni sunfat có thể gây chua đất do quá trình nitrat hóa. 100kg amoni sunfat gây ra độ chua cần 110kg canxi cacbonat (vôi) để trung hòa lại nó.
  • Amoni sunfat gây chua đất gấp 2-3 lần muối amoni khác và Urê.

2.2. Amon nitrat [NH4NO3]

Phân đạm Amon nitrat là phân bón nitơ rắn đầu tiên được sản xuất trên quy mô lớn.

Loại phân đạm này có khả năng hòa tan rất cao nên nó rất thích hợp cho các giải pháp tưới tiêu và phân bón lá.

Thành phần N nguyên chất trong phân Amon nitrat chiếm tỷ lệ khoảng 33-35%.

Ngoài ra trong phân Amon nitrat còn có NO3, hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao nên Amon nitrat  trở thành một loại phân bón quý.

Phân đạm Amon nitrat ở dạng tinh thể muối kết tinh có màu xám, dễ chảy và dễ vón cục nên rất khó trong việc bảo quản.

Amon nitrat  thích hợp cho các cây trồng cạn như: thuốc lá, bông, mía, ngô.

Thích hợp cho các đồng cỏ vì nó khó bốc hơi hơn phân Ure, tồn tại lâu trên bề mặt đất.

Nhược điểm:

  • Dễ chảy, dễ vón cục, thường phải bảo quản lạnh hoặc trong túi kín
  • Rất khó bảo quản.

2.3. Amoni clorua (NH4Cl)

Lượng N nguyên chất trong phân đạm Amoni clorua có tỷ lệ khoảng 24-25%.

Phân đạm Amoni clorua là dạng tinh thể mịn, màu vàng ngà hoặc màu trắng

Dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên không bị vón cục.

Đạm Amoni clorua là phân sinh lý chua. Vì vậy, bà con nên bón loại phân này kết hợp với phân lân và các loại phân bón khác.

Phân đạm Amoni clorua không thích hợp để bón cho các loại cây hành, tỏi, bắp cải, khoai tây, mè, thuốc lá, chè, v.v..

Phân đạm Amoni clorua không phù hợp sử dụng tại các vùng đất khô hạn và đất nhiễm mặn vì đất ở những khu vực này tích lũy nhiều Clo, dễ làm ngộ độc cây trồng.

3. Phân đạm nitrat

Trong các loại phân nitrat thì canxi nitrat là sản phẩm tiện dụng và hiệu quả nhất

3.1. Canxi nitrat [Ca(NO3)2] – Nitrat canxi

Phân đạm Canxi nitrat có tỷ lệ thành phần gồm 15,5% N và 36% Ca.

Có dạng hạt màu trắng.

Có khả năng hạ phèn, khử mặn và ngăn chặn sự thoái hoá của đất, cải tạo cấu trúc đất hiệu quả.

Đạm trong canxi nitrate là nitrat, loại cây hấp thu cực nhanh, không cần chuyển hóa.

Điểm quan trọng là canxi nitrate không gây chua đất.

Lưu ý: Bón Canxi nitrat cây ít nấm bệnh, lá dày, cải thiện pH đất dài hạn.

Ngoài ra, trên thị trường còn có một số loại phân đạm khác như Kali nitrat (KNO3), Natri nitrat (NaNO3), Canxi cyanamite (CaCN2).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *