PHÂN BIỆT CÁC LOẠI LÂN

Lân là loại phân không thể thiếu trong danh sách các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho cây trồng trong quá trình chăm sóc, phát triển. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại phân lân khác nhau được chia theo hai nhóm chính là lân tan chậm, lân tan nhanh.

Mỗi loại lân sẽ có ưu nhược điểm và phù hợp với từng loại hình đất, cây trồng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, mời bà con cùng Tanixa phân biệt các loại lân.

1. Lân tan chậm

Phân Lân tan chậm đang là xu hướng sử dụng của bà con nông dân hiện nay bởi ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng như các loại phân lân khác mà nó còn đảm bảo được các yêu cầu về sự an toàn, thân thiện và bảo vệ môi trường.

Phân lân tan chậm chứa các chất dinh dưỡng từ từ giải phóng vào môi trường với thời gian phân giải chậm hơn các loại phân lân khác. Phân lân tan chậm có lớp màng Polymer giúp kiểm soát thời gian tan trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Bón phân cho cây trồng

1.1 Lân nung chảy

Phân lân nung chảy còn được biết đến với các tên gọi như Tecmo photphat, phân lân nhiệt cao, phân lân thuỷ tinh.

Phân lân nung chảy được sản xuất theo nguyên lý nung chảy chặng apatit ở nhiệt độ cao để chuyển lân thành các hợp chất phức tạp có thể hoà tan trong môi trường axit yếu.

Phân lân nung chảy được chia thành 2 loại:

1.1.1 Phân lân nung chảy có phụ gia kiềm cao

Loại phân lân này có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác ngoài lân như Canxi, Kali, Natri, Magie và các chất vi lượng.

Có khả năng khử chua cho đất tốt nên loại phân này phù hợp sử dụng ở những khu vực đất nhiễm phèn.

Phù hợp sử dụng trong giai đoạn bón lót sớm để phát huy tác dụng của phân lân nung chảy.

  • Photphat canxi – magie (F.M.P)

– Còn được biết đến là phân lân nung chảy dưới dạng phức hợp photphat, canxi, magie.

– Có độ kiềm cao, với pH = 8,5

– Không tan trong nước, tan 90% trong axit xitric 2%

– Có độ hoà tan chậm hơn lân supe nhưng chúng mang lại hiệu quả tốt hơn, bền hơn vì lân trong phân không bị chuyển thành dạng cây trồng khó hấp thu.

– Tại Việt Nam có 2 công ty sản xuất phân lân nung chảy dưới dạng phức hợp photphat, canxi, magie đó là Công ty phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty phân lân nung chảy Ninh Bình. Cả hai công ty đều sử dụng quặng apatit Lào Cai và quặng secpentin Thanh Hóa.

Phân lân nung chảy Văn Điển có 3 loại:

 Loại 1Loại 2Loại 3
P2O520%17,5 – 18,5%15 – 16%
MgO15%15 – 17%17 – 20%
CaO32%30 – 36%28 – 32 %
SiO224%24 – 30%24 – 30%
Vi lượngSắt 4%; Mangan 0,4%; Đồng 0,02%; Molypđen 0,001%; Coban 0,002%; Bo 0,05 – 0,07%

 

Phân nung chảy Ninh Bình có 2 loại:

 Loại thườngLoại chất lượng cao
P2O515 – 17%17 – 19%
MgO16 – 20%14 – 16%
CaO28 – 34%28 – 34%
SiO225 – 30%20 – 25%
Vi lượngFe, Mn, B, Zn, Mo,..v.v..
  • Renanit

Renanit còn được biết đến là phân lân thiêu kết.

Để sản xuất ra loại phân lân này, người ta thường nung chảy các loại quặng kiềm như Na2CO3, NaOH, K2CO3, KOH, Na2SO4 để tạo ra chất kiềm mạnh là Na2O, đẩy flo ra khỏi tinh thể để phân trở thành loại phân dễ tiêu.

Phân lân Renanit phù hợp sử dụng ở những vùng đất chua nghèo natri. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý tránh để natri làm đất bị chai cứng, nứt nẻ,…

  • Phân lân nước ót

Phân lân nước ót được hiểu đơn giản là phân sử dụng nước ót ở ruộng muối làm thành phần chính để sản xuất phân lân.

Muối kết tinh trong nước ót thường là các loại muối KCl, NaCl, MgCl2, MgBr2, MgSO4 và một số chất vi lượng. Người ta thường nung apatit cùng nước ót để sản xuất ra một số loại phân lân nung chảy có các nguyên tố như Na, K, Si, Mg

Phân lân cho cây trồng phát triển khoẻ mạnh

  • Photphat cứt sắt (Phân lân Tomat hay Tomat solac)

Photphat cứt sắt là loại phân lân được sử dụng nhiều tại Pháp và các nước Châu Âu, loại phân lân này được sản xuất theo quy trình loại bỏ lân trong khi luyện thép kết hợp giữa quặng sắt với vôi.

Tỉ lệ thành phần bao gồm

14 – 22% P2O5 tổng số

10,5 -20% P2O5 tan trong axit xitric 2%

  • Photphan

Photphan là một loại phân lân sản xuất từ alumino – canxi-photphat với hàm lượng lân P2O5 cao khoảng 34%, trong đó 8% ở dạng khó tan và 26% hòa tan được trong amon xitrat.

Người ta thường trộn thêm các thành phần dinh dưỡng như Mg, Bo và vi lượng để tạo thành phân phức hợp.

1.1.2 Phân lân nung chảy không có hoặc có ít phụ gia kiềm

Loại phân này thường có lượng lân P2O5 cao nhưng khả năng khử chua thấp hơn và ít các yếu tố dinh dưỡng khác hơn so với phân lân nung chảy có nhiều phụ gia kiềm.

  • Photphat khử Fluo

Photphat khử Fluo còn được biết đến với tên gọi phổ biến là phân lân thủy nhiệt. Tên gọi này được đặt dựa trên nguyên lý sản xuất vì cần dùng cả tác động nhiệt và tác động hơi nước để phá vỡ tinh thể apatit và đẩy fluo ra khỏi tinh thể.

Thành phần phân Photphat khử Fluo là hỗn hợp bao gồm canxi photphat và canxi silicat.

Hàm lượng lân từ 20-22 % P2O5 đối với quặng nghèo, từ 30-32 % P2O5 đối với quặng giàu.

Trong đó có từ 70-92 % lân hòa tan trong axit xitric.

Bón phân lân cho cây trồng

  • Metaphotphat

Metaphotphat và Pyrophotphat được sản xuất từ axit metaphotphoric hoặc axit pyrophotphoric, đồng thời cũng có thể sản xuất bằng cách khử monocanxi photphat ở nhiệt độ từ 275-300oC hoặc nung quặng apatit và P2O5 ở nhiệt độ 1000-1200oC.

Tỷ lệ thành phần có hàm lượng lân P2O5 cao, ngoài ra còn có CaO và SiO2

Thành phầnTỉ lệ
P2O571,7%
CaO25%
SiO24%

Phần lớn lân trong Metaphotphat đều tan trong axit xitric 2%

1.2 Lân supe

Phân lân supe là được sản xuất bằng quy trình tác giữa apatit và axit sunfuric tạo thành canxi photphat.

Supe lân cung cấp lân, canxi, lưu huỳnh. Là loại phân dễ tan trong môi trường đất và nước, phát huy hiệu quả nhanh và ít bị rửa trôi, được nông dân tin dùng.

Tuy nhiên, trong phân lân supe có chứa lượng lớn axit vì vậy không phù hợp sử dụng ở những vùng đất phèn, đất chua. 

Có 3 loại Lân supe

1.2.1 Lân Supe thông thường

Lân supe thông thường được sản xuất theo nguyên tắc cho photphat tự nhiên tác dụng với axit sunfuric tạo thành monocanxi photphat và thạch cao

Với tỷ lệ thành phần bao gồm

Thành phầnTỷ lệ
P2O5 tan trong amon xitrat16 – 24%
P2O5 tan trong nước90%
S8 – 12%
CaO28%
Thạch cao50%

1.2.2 Lân supe giàu lân

Phân lân supe loại giàu lân được sản xuất qua quá trình điều chế giữa apatit với hỗn hợp axit sunfuric và photphoric

Tỷ lệ thành phần bao gồm

Thành phầnTỷ lệ
P2O5 tan trong amon xitrat25 – 35 %
S6 – 8%
CaO20%

1.2.3 Lân supe rất giàu lân

Phân lân supe loại rất giàu lân được sản xuất bằng cách cho apatit tác dụng với axit photphoric với tỷ lệ thành phần như sau:

Thành phầnTỷ lệ
P2O5 tan trong amon xitrat36 – 38%
SKhông đáng kể
CaOKhông đáng kể

2. Lân tan nhanh

2.1. Phosphate

Đây là loại phân lân cây trồng hấp thu để phát triển, sử dụng được và đều có tính lưu dẫn.

– DAP (Di Amon Photphat), phân DAP có 2 thành phần chính gồm 46% lân và 18% đạm

  • Tất cả thành phần lân trong phân DAP đều tan nhanh trong nước, chính vì thế giúp cây trồng rất dễ hấp thụ. 
  • Phân DAP có thể sử dụng trong giai đoạn bón lót và bón thúc, phù hợp với tất cả loại cây trồng trên mọi loại đất.
  • Phân DAP cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống lại các loại sâu bệnh hại giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản cây trồng.
  • MAP (Mono Ammonium Phosphate), phân MAP có 2 thành phần chính gồm 12% đạm và 60% lân.

Phân biệt các loại phân lân

2.2.  Phosphite

Đây là loại phân lân cây trồng không hấp thu được để phát triển.

– Axit phosphorơ (lân đỏ, tinh lân, lân 86):H3PO3, lân này không có tính lưu dẫn, phun nhiều gây ngộ độc cây, xào lá khi phun nhiều.

– Kali phosphite (lân 2 chiều, lưu dẫn): KH2PO3, lân này có tính lưu dẫn, không gây xào lá. Do đó tưới rễ hoặc phun lá đều hiệu quả

3. Lân nào phù hợp với pH thấp

Tại Việt Nam, hầu hết các nhóm đất đều rất nghèo lượng lân ngoại trừ nhóm đất Feralit (trên đá bazan hoặc đá vôi), đất phù sa sông Cửu Long và đất phù sa sông Hồng.

Khoảng pH đất thuận lợi nhất để phân lân có thể dễ dàng hoà tan và cây dễ hấp thu là từ 5,2 – 6,5

Với thực trạng pH đất ngày càng thấp như hiện nay, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngay cả đất miền Đông Nam Bộ khi canh tác lâu ngày pH đất thấp thì lân nung chảy là loại phân phù hợp nhất hoặc lân supe có kết hợp dolomite để cải tạo đất.

Lân nung chảy với tính ít tan trong nước, tan được trong axit yếu (axit xitric 2%) thích hợp sử dụng ở những khu vực đất chua, đất bị rửa trôi, đất đồi núi, đất bạc màu hay đất phù sa cũ.

Lân Super có kết hợp dolomite tan nhanh, lại không gây chua đất cũng thích hợp sử dụng ở những khu vực đất chua.

One thought on “PHÂN BIỆT CÁC LOẠI LÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *