Cháy lá sầu riêng là một tình trạng nông dân trồng sầu riêng thường xuyên gặp phải trong quá trình trồng cây, đặc biệt là giai đoạn làm bông, nuôi trái.
Cháy lá gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cây và khả năng cây chống lại các bệnh hại, côn trùng chích hút. Bởi vì chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, lá cây cũng giống như chiếc phổi của con người, khi lá bị tổn thương, quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo hàng loạt tác động xấu lên khả năng trao đổi chất dinh dưỡng, nước của cây trồng.
Đặc biệt, đối với cây sầu riêng, cháy lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, sản lượng sầu riêng thu hoạch trong mùa vì bộ lá sầu riêng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn cây sinh sản, làm bông, nuôi trái.
Biểu hiện triệu chứng cháy lá sầu riêng
Tình trạng cháy lá sầu riêng có thể diễn ra trên cả lá già lẫn lá non.
Ban đầu, vết cháy chỉ là những đốm nhỏ, sũng nước trên lá, sau đó những vết này sẽ kết lại thành mảng với hình dạng bất định dưới dạng sũng nước hoặc phỏng nước sôi trên lá.
Sau đó vết bệnh này khô dần, chuyển sang màu nâu và lá bị quăn lại.
Nguyên nhân cháy lá sầu riêng
Đối với bà con nông dân trồng cây ăn trái, nhất là sầu riêng, tình trạng cháy lá sầu riêng phổ biến sau khi làm bông có 5 nguyên nhân lớn
- Trong quá trình làm bông, sử dụng Paclobutrazol làm ảnh hưởng đến sinh lý cây
Về cơ bản, Paclobutrazol là một hợp chất có tính lưu dẫn, nó có khả năng tồn lưu từ 1-3 năm. Việc sử dụng Paclobutrazol ở liều lượng cao chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng cây bị rối loạn sinh lý, gây ra hàng loạt các bệnh hại trên cây.
Paclobutrazol là một hợp chất dùng để ức chế Gibberellin, gây ức chế sự phát triển một số bộ phận của cây trồng. Vì tính chất lưu dẫn, nên khi phun Paclobutrazol lên cây, các bộ phận trên cây đều bị ức chế, đặc biệt là phần cơi đọt và rễ. Khi cơi đọt bị ức chế, lá bị đứng lại, nếu cây không đủ khoẻ mạnh để nuôi dưỡng trái thì cây buộc phải rút nhựa sống từ lá qua trái để tiếp tục nuôi dưỡng trái.
Đây chính là nguyên nhân khi sử dụng Paclobutrazol để ức chế làm bông nuôi trái sẽ làm cháy lá sầu riêng.
Ngoài ra, Paclobutrazol có thể tồn lưu trong đất và tồn lưu trong các bộ phận của cây, theo thời gian sẽ gây ra rối loạn sinh lý cây trồng và làm đất bị chai cứng, nén dẽ.
Cây đang nuôi cơi, hoặc đang nuôi trái bị cháy lá
Giai đoạn đang nuôi cơi hoặc đang nuôi trái là khoảng thời gian nhạy cảm nhất khiến cây sầu riêng dễ bị cháy lá. Ngoài lý do lạm dụng Paclobutrazol thì sương muối và nấm bệnh cũng là một nguyên nhân khác khiến cây sầu riêng bị cháy lá trong giai đoạn sinh sản này.
Đối với hiện tượng sương muối, nấm bệnh trên lá, nguyên nhân sâu xa do lá mỏng dễ bị nấm bệnh tấn công.
Sau những cơn mưa đầu mùa, câu sầu riêng thường bị cháy lá, tác nhân gây ra bệnh hại trong trường hợp này chính là nấm Rhizoctonia solani tấn công lên cây vào thời điểm này.
Thiếu nước ngay trong thời gian nuôi bông, nuôi trái (cháy sinh lý)
Một nguyên nhân cháy lá khác, trong thời gian nuôi bông, nuôi trái mà cây riêng thường gặp đó là do thiếu nước, tưới nước không đầy đủ khiến cây bị cháy lá dạng sinh lý.
Theo nguyên tắc khi trong cây không đủ nước để cung cấp cho bông và trái thì cây buộc phải rút nước trong mạch từ lá để nuôi bông, trái.
Nhiễm mặn
Hạn mặn, xâm nhập mặn là thiên tai gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp, đặc biệt là vườn cây ăn trái và trong đó thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất phải kể đến cây sầu riêng
Khi cây sầu riêng bị nhiễm mặn, rễ cây sẽ không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây trồng, từ đó khiến cây bị rối loạn sinh lý.
Trong trường hợp cây sầu riêng bị nhiễm mặn vượt ngoài khả năng chịu đựng thì cây sẽ bị ngộ độc và có những hiện tượng như héo, cháy lá và nặng nhất là chết dần.
Nếu cây có sức yếu thì dễ dàng nhiễm mặn và nhiễm mặn càng trầm trọng hơn các cây khoẻ.
Đất bị thoái hóa mạnh. pH đất chua, đất tồn dư nhiều thuốc bảo vệ thực vật, Paclobutrazol,…
Đất chua, chất bị thoái hoá mạnh khiến pH đất thấp hoặc những nơi đất bị tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, Paclobutrazol cũng là một trong những nguyên nhân khiến cây sầu riêng bị cháy lá.
Giải pháp ngăn chặn cháy lá sầu riêng
Thấu hiểu được nỗi lo của bà con nông dân, Tanixa đã dành 3 năm nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời 4 giải pháp giải quyết được nỗi lo của bà con nông dân trồng sầu riêng về cháy lá:
Trường hợp cháy lá sầu riêng do làm bông sử dụng Paclobutrazol
Giải pháp làm bông khi sử dụng Paclobutrazol nhưng không sợ cháy lá. Điều trị rối loạn sinh lý cây do Paclobutrazol gây ra.
Sử dụng bộ đôi Vermi Max + Ligno Max (liều dùng 0,5 lít Vermi Max + 0,5 Ligno Max/200 lít nước, tưới gốc định kỳ) với những công dụng vượt trội, giúp bà con đánh bay nỗi lo khi làm bông.
- Phá cấu trúc nén dẽ của đất, không lo thối rễ do đất ngậm nước, làm đất thông thoáng-giúp vi sinh hiếu khí có lợi phát triển, vi sinh kị khí, yếm khí gây hại bị ức chế.
- Điều trị rối loạn sinh lý gây cháy lá do Paclobutrazol.
- Cung cấp 80 chủng vi sinh chuyên bẻ gãy độc tố Paclobutrazol, thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư và công thức đặc chế giúp phục hồi vi sinh vật bản địa siêu tốc.
- Bung cơi, bung đọt.
- Phát triển rễ khoẻ mạnh, bền cây
- Xanh lá, dày lá không sợ rầy chích hút
Giải pháp thay thế Paclobutrazol trong làm bông.
Cặp đôi Chadot Max + Flower Max
- Chuyên làm bông cho năng suất cao
- Bền cây
- Chi phí nhẹ
- Làm bông bất chấp mọi thời tiết kế cả khi trời mưa
Giải pháp chống nghẹt bông trong mùa mưa dù sử dụng Paclobutrazol
Với công dụng vượt trội, Flower Max giúp bà con giải quyết vấn đề nan giải trong quá trình làm bông
- Chống nghẹt bông trong mùa mưa
- Không sợ rụng bông khi trời mưa
- Kích thích tín hiệu làm bông liên tục
- Giúp ra bông đồng loạt
Trường hợp cháy lá sầu riêng do nấm bệnh
- Cháy lá sầu riêng do nấm bệnh nguyên nhân sâu xa do mỏng lá.
Khi bị bệnh, phun Clear Max kết hợp Vermi Max liều dùng 1 ml Clear Max + 1 ml Vermi Max/ 1 lít nước.
- Sử dụng Vermi Max phun lá định kỳ giúp lá dày khỏe, hạn chế rầy và nấm bệnh tấn công. Đồng thời Vermi max cung cấp 80 chủng vi sinh giúp đối kháng nấm bệnh.